Áp xe răng là một bệnh nha khoa khá nguy hiểm hiện nay. Bị áp xe răng cần được điều trị kịp thời để không gây ra các biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về bệnh áp xe răng là gì? Áp xe quanh chân răng có ổ là gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau của Nha Khoa Hà Thu Thảo.

Áp xe răng là gì? Có mấy loại?

Tình trạng sưng nề, có những ổ mủ hình thành dưới vùng chân răng được gọi chung là áp xe răng. Áp xe răng có thể do nhiễm trùng từ các vết thương trước đó hoặc vi khuẩn xâm nhập. Bệnh nhân bị áp xe răng thường xuyên đau nhức không chỉ ở vùng răng, mà còn lan rộng đến những khu vực như đầu, tai, cổ…

Áp xe răng hình thành những túi mủ quanh chân răng

Áp xe răng là một bệnh lý không hề đơn giản. Chúng không chỉ khiến bệnh nhân khó chịu vì đau nhức mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không thăm khám và điều trị kịp thời.

Tùy thuộc vào từng nguồn gốc gây bệnh, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán áp xe răng theo hai trường hợp:

Áp xe quanh chân răng có ổ

Áp xe quanh chân răng có ổ là gì? Đây là tình trạng hoại tử tủy và răng do răng bị sâu nặng, tích tụ lâu ngày và không được điều trị nên hình thành áp xe.

Áp xe quanh chân răng có ổ có thể lan rộng và gây tổn thương đến xương răng, vỏ và màng xương răng. Lâu dần sẽ hình thành nên túi mủ, viêm nhiễm lan rộng ra ngách hành lang, sàn miệng…

Áp xe nha chu

Nguyên nhân của áp xe nha chu là vi khuẩn đặc hiệu phá hủy những mô nha nhu hình thành. Vi khuẩn ẩn sâu trong vụn thức ăn, mảng bám trên răng và gây nên các ổ viêm nhiễm, hình thành nên các túi nha chu.

Nguyên nhân và biểu hiện của áp xe răng

Áp xe răng là gì? Có thể thấy áp xe răng là một bệnh lý không hiếm gặp hiện nay. Vậy bệnh lý này hình thành do nguyên nhân nào và có biểu hiện ra sao?

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lý áp xe răng

Áp xe răng do đâu?

Một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là:

  • Vệ sinh răng miệng không sạch, không đúng cách khiến các mảng bám tích tụ ngày càng nhiều, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
  • Bị viêm nha chu mức độ nặng, không được điều trị tận gốc.
  • Trường hợp từng lấy tủy thất bại.
  • Răng nứt hoặc vỡ do một lực tác động, làm tình trạng áp xe phức tạp hơn.
  • Bị viêm tủy răng, sâu răng lâu ngày nhưng không điều trị.
  • Người mắc các bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch như tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp… khiến vi khuẩn tấn công dễ dàng.

Triệu chứng áp xe răng là gì?

Các biểu hiện thường gặp của bệnh áp xe răng là gì?

  • Xuất hiện các cơ đau nhức răng đột ngột hoặc liên tục, từ nhẹ đến nặng.
  • Cảm giác ê và buốt khi dùng những thực phẩm lạnh hoặc nóng.
  • Hơi thở có mùi, đặc biệt là mùi tanh của mủ.
  • Áp xe nặng có thể dẫn đến sốt, nổi hạch ở vai, cổ, khiến bệnh nhân mệt mỏi.
  • Vùng chân răng bị sưng, mắt thường có thể nhìn thấy các túi mủ, khi đè vào có cảm giác đau hoặc vỡ mủ.

Điều trị áp xe răng như thế nào?

Các phương pháp điều trị áp xe răng được các bác sĩ chẩn đoán dựa trên tình trạng và mức độ áp xe của bệnh nhân. Hầu hết, điều trị áp xe hướng đến loại bỏ ổ mủ, giữ răng và ngăn không cho những biến chứng xảy ra.

Điều trị cấp

Điều trị cấp cho áp xe răng

Trước tiên, cần loại bỏ các túi mủ áp xe dưới chân răng, ngăn ngừa các mô mủ lan rộng. Bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật rạch áp xe để dịch mủ thoát ra ngoài. Các vi khuẩn được loại bỏ ở vị trí bị nhiễm khuẩn.

Đồng thời, bệnh nhân được chỉ định sử dụng kháng sinh để giúp tiêu diệt vi khuẩn, tránh vùng áp xe phát triển mạnh hơn.

Một số thuốc điều trị, giảm đau cho bệnh nhân như kháng viêm, thuốc bổ, giảm đau…

Điều trị tận gốc

Sau điều trị cấp, để tránh trường hợp áp xe răng tái phát, bệnh nhân sẽ phải thực hiện các kỹ thuật điều trị áp xe răng tận gốc.

Cụ thể, bệnh nhân được thăm khám và được yêu cầu điều trị lấy cao răng, lấy tủy, gắp mảnh răng vỡ… Ở những mức độ áp xe nặng thì buộc phải nhổ răng.

Nên điều trị áp xe răng tận gốc để tránh tái lại

Sau quá trình điều trị, bệnh nhân bị áp xe răng cần thăm khám định kỳ để các bác sĩ kiểm tra tình trạng nhằm ngừa bệnh tái phát. Đồng thời, bệnh nhân có thể thực hiện các phương pháp trồng răng sứ, trám răng… để phục hồi tính thẩm mỹ cho răng.

Hướng phòng bệnh áp xe răng bạn cần biết

Để phòng tránh tình trạng áp xe răng, bạn nên thực hiện một chế độ chăm sóc răng miệng khoa học. Cụ thể:

  • Đánh răng mỗi ngày 2 lần, sau ăn 30 phút. Kết hợp sử dụng nước súc miệng, nước muối sinh lý, chỉ nha khoa… để khoang miệng luôn sạch.
  • Khám răng 2 lần mỗi năm để kiểm tra và phát hiện sớm những bệnh lý có thể gặp phải.
  • Trám phòng ngừa những trường hợp răng hàm có rãnh phức tạp, dễ bị thức ăn bám gây sâu răng, viêm nha chu…
  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung muối khoáng, vitamin… Tránh xa những đồ uống, thực phẩm có hại cho sức khỏe răng miệng như đồ ngọt, đồ chua, đồ uống chứa chất kích thích…

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về áp xe răng là gì? Để được hỗ trợ và tư vấn điều trị áp xe răng, vui lòng liên hệ Nha Khoa Hà Thu Thảo qua hotline 0376060557.